top of page
Banner edge
DIỄN ĐÀN 3.png
DIỄN ĐÀN 2.png
DIỄN ĐÀN 1.png

DIỄN ĐÀN

TÂM TÌNH

ST

Hai  giờ sáng, điện thoại reo, nghe thằng bạn ó đâm hơn bốn mươi năm  không gặp hét: “Đồ thằng CÀ CHỚN”. Cà chớn thì từ nhỏ đến  lớn nghe rất quen tai, hổng hiểu từ này có trong tự điển hay  không?


Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống ruộng cà hái ngọn tầm xuân


Nào là cà độc dược,  cà chua, cà pháo, cà tiêu, cà cuống, cà lăm, cà kê, cà khẳng,  cà khêu, cà khịa, cà mèn, cà nhắc, cà nhom, cà niễng, cà phê,  cà rà, cà rá, cà riềng, cà rỡn, cà sa, cà tăng, cà tửng,  cà xốc. Lạ quá không thấy “cà chớn” ghi trong tự điển.


Cà chớn”  là tiếng lóng ở miền nam, người Trung, người Nam nào cũng hiểu “cà  chớn” là gì, nhưng người Bắc (75) thì không biết từ này. Theo các nhà  ngôn ngữ học, từ “cà-chớn” bắt nguồn từ tiếng Miên “Kchol”, người Việt  phát âm “Cà chon”, đọc trại thành “Cà chớn”, có nghĩa là không đáng tin  lắm từ lời nói đến hành động.


Nói ai cà chớn là có ý  chê, nhưng cũng không có nghĩa là hoàn toàn xấu. Chẳng hạn “Chờ tới giờ  này mà nó chưa đến, đồ thứ cà chớn”, hay “chiếc xe hôm nay cà chớn, đạp  máy hoài mà không chịu nổ”. Tuy nhiên, có thể nặng “Có tới bằng cấp đó,  chức vụ đó mà ăn nói lý luận cà chớn quá”.


Vì gốc tiếng Miên, nên chỉ  có dân Đàng Trong từ thời Chúa Nguyễn biết từ này, còn người Đàng Ngoài  của chúa Trịnh tuyệt nhiên không biết. Từ này nhẹ hơn từ “cà tửng”, có  nghĩa gần như điên như khùng, thần kinh bị “mát”.


Hai từ “Cà Chớn” rất phổ  biến ở miền nam trước 75. Mặc dầu bắt đầu bằng chữ “Cà” nhưng không có  nghĩa là thực phẩm dùng để ăn như Cà chua, Cà pháo, Cà tô mát v.v… và  cũng không có ý nghĩa là khuyết tật như Cà Lăm!


Cà chớn khó định nghĩa như  thế nào cho chính xác. Cà chớn không hề có nghĩa là láo lếu, cũng không  có ý nghĩa là xấu xa, nhảm nhí. Thí dụ bạn hẹn một người bạn đi uống cà  phê, nhưng anh ta đến muộn, bạn phán là “thằng cà chớn”. Vậy không có  nghĩa là anh bạn kia là một người bạn xấu.


Hoặc bạn nghe một người  bạn nào đó đùa dai một câu như “trông cô gái kia phốp pháp, có vẻ hạp  với ông đấy”. Bạn chỉ có thể kết tội anh ta là cà chớn chứ không thể cho  là anh ta nói láo.


Đôi khi nó có nghĩa là  xấu, đôi khi nó có nghĩa là vui đùa, đôi khi nó có nghĩa là không tốt,  không xấu nữa. Thí dụ, bạn nói về một người bạn rằng: “Thằng ấy nó cà  chớn thế thôi chứ không xấu bụng đâu”. Vậy cà chớn là không tốt cũng  không xấu.


Xem ra hai tiếng “cà chớn”  này rất khó dịch sang tiếng ngoại quốc. Xin nhờ các dịch giả, các nhà  nghiên cứu về ngôn ngữ học làm ơn dịch giùm. Tôi cứ nghĩ, nếu không là  người Việt Nam thì khó mà hiểu nổi “cà chớn” có nghĩa là gì.


Tuy nhiên người Việt Nam  nào cũng có thể cảm nhận được, hiểu ngầm được hai tiếng này. Nhóm chữ  “văn hóa cà chớn” tôi dùng ở đây mang tất cả các ý trên.


Lại cũng xin xác minh rằng  hai tiếng “cà chớn” đã có từ thời xa xưa chứ không phải chữ nghĩa hay  lời nói mới phát sinh vào thời đại ngày nay ở Việt Nam (không phải chữ  nghĩa VC).


Tôi nhớ rằng khi còn nhỏ,  khoảng trên dưới 10 tuổi, mỗi buổi chiều khi tôi mê đá bóng hay đánh  bóng chuyền, bóng bàn, về nhà trễ, tôi thường bị anh tôi mắng là “thằng  cà chớn”. Tôi nghĩ ông ấy đã dùng chữ này thật chính xác. Nếu tôi mê  đánh đinh đánh đáo, anh tôi có thể mắng là “thằng bố láo, thằng lười,  ham chơi hơn thích học”, nhưng tôi mê thể thao cũng như ông ấy thì ông  không dùng chữ “láo” được mà chỉ có thể cho tôi là “thằng cà chớn” là  đúng nhất.


Đôi khi người ta còn dùng  là “cà chớn, cà cháo”, nhưng chữ “cháo” này không có nghĩa gì khác cả,  chỉ là câu nói quen miệng cho trơn, cho xôm tụ thôi. Nhưng khi người ta  nói “người ngợm đâu mà bẩn thế”, chữ “ngợm” ở đây có thêm nghĩa xấu, chứ  nói về một người tốt, không ai thêm chữ “ngợm” vào cả.


Thế mới biết chữ nghĩa  Việt Nam thâm thúy lắm. Cũng cùng một nhóm chữ, nhưng mỗi trường hợp  phải được hiểu theo một ý khác nhau và hiểu được đúng lại càng khó. Đôi  khi chỉ còn là sự cảm nhận của những người cùng chung một dân tộc, một  huyết thống.”


Nói về VN sau này cũng  có nhiều thú vị. Một nhóm bạn xưa gặp nhau nói chuyện tầm phào  về người này người nọ từng quen biết từ hồi thơ ấu. Khi đề cập tới một  người khá quen biết, một bạn bỗng nói “Anh ấy bây giờ ở gần “kho đạn”, “nổ” lắm đó, ai mà tiếp xúc với anh ấy thì bị văng miểng chịu không thấu đâu”.


Thật tình, nếu xa VN lâu năm sẽ không hiểu “kho đạn” và “nổ” là gì. “Nổ  là khoe khoang quá lố, có chút ít lại nói thật nhiều, không có nói  thành có, đôi khi khoe khoang lố bịch mà người nói tưởng là người nghe  không biết. Rồi đến chuyện “cà”.


Mấy mươi năm ở hải ngoại,  lo học hành rồi lo làm việc, chăm sóc gia đình, làm sao biết được sự  phát triển “tiếng lóng” ở trong nước trong mấy chục năm qua. “Sau 75,  mấy ông ở miền ngoài vào nam “nổ” lắm. Chẳng hạn như ở ngoài đó Tivi  chạy đầy đường. Một anh miền nam, chơi khăm, cố tình gài câu hỏi: “chớ ngoài đó có biết ăn cà chua không?”. “Ngoài đó, tớ có đủ thứ cà, cà pháo, cà dĩa, cà chua ngon lắm, còn ngon hơn ở trong này”. Anh chàng miền nam bèn gài “chớ ngoài đó có “cà chớn” không?”. “Ối giời, thứ gì thì không rõ chứ thứ “cà-chớn” thì khối ấy”.


Khi đề cập đến từ cà chớn  thì ngày xưa có giai thoại về “Tư Cà Chớn”. Người lớn tuổi gọi anh  là “Thằng Tư Cà Chớn”. Còn người nhỏ tuổi hơn không gọi “anh Tư Cà  Chớn”, “chú hay bác Tư Cà Chớn”, mà thường gọi trõng là “Tư Cà Chớn”.


Nhà “anh Tư Cà Chớn” là  gia đình cố cựu lập nghiệp từ bao đời, nhà có ngôi vườn trái cây rộng  lớn vài ba mẫu đất, với ngôi nhà ngói đồ sộ và cổ kính, khác với các túp  nhà tôn nhà lá nghèo nàn xây dựng tạm bợ của dân tản cư mới đến lập  nghiệp. Nhà anh Tư thuộc loại giàu có hay khá giả trong xóm nhất. Anh  “Tư Cà Chớn” được biết đến là do“đài radio Cái Răng” và  Chị Sáu  đưa đò.


Theo lời chị Sáu cho  biết, anh Tư mang danh “Tư Cà Chớn” nhưng sự thật thì anh Tư không đến  nỗi “cà chớn” lắm, chỉ vì bị một cô gái lạ mặt chèo ghe trên sông nói  anh hát đối “cà chớn”, câu chuyện được lan truyền trong xóm mà anh phải  mang danh này từ ngày đó.


Anh là con trai duy nhất  trong gia đình nên được nuông chìu. Nghe nói  hồi 4-5 tuổi anh suýt chết  đuối, nên đầu óc có bị ảnh hưởng chút ít, dầu không đến nỗi “cà tửng”.  Mặc dầu nhà giàu có, dinh dưỡng đầy đủ mà thân thể anh ốm “cà tong cà  teo”.


Anh không thích học hành,  từ hồi nhỏ anh chỉ “cà nhõng” trong thôn xóm, tới lớn cũng không có bằng  cấp nghề nghiệp gì, mà lại thường “cà rà” ở các quán cà phê bên chợ Cái  Răng hay nơi nào có tiệc tùng, có nhiều cô gái.


Nghe nói là ảnh cũng có  bạn gái, nhưng rốt cuộc không đi đến đâu. Lý do là vừa mới quen cô gái  nào, anh cũng đem giới thiệu khoe với bạn bè, mà nhè bạn bè lại đẹp  trai, có nghề nghiệp đàng hoàng và ăn nói có duyên hơn, vì vậy cô bạn  mới quen biết nào cũng đều bỏ anh, theo người mới.


Một lần Chị Sáu đưa đò nói với anh Tư: “Tại sao em lại đem bạn gái của mình giới thiệu với các anh bạn đẹp trai làm chi để nay phòng không chiếc bóng”. Anh trả lời tỉnh bơ: “Em  thử lòng cô ta, nếu cô ta thực lòng thương em thì dầu gặp ai cô ta cũng  vẫn lấy em. Còn nếu cô ta có tính như vậy, thà cô ta bỏ em bây giờ thì  vẫn tốt hơn là bỏ em sau này, thế là may mắn cho em đó chớ”.


Chị Sáu đưa đò hết ý  khuyên can. Anh Tư thích ca nhạc tân thời, hát vọng cổ, và hò, nhưng anh  ăn nói thuộc loại không có duyên lắm, mà lại hay “cà rỡn”. Chị Sáu kể  tiếp:


Trong một buổi chiều tối  nhá nhem, anh đang chèo ghe câu trên sông Cái Răng, bỗng thấy bóng dáng  một cô gái bơi xuồng xa xa. Anh cất tiếng hò chọc ghẹo:


Hò…hơ…ớ…..hơ…lưới thưa anh bủa con cá duồng,
Buông lời mà hỏi bạn…hò….hơ…ơ…. chớ bạn bơi chiếc xuồng đi dâu?!


Cô gái chọc lại:


Hò….hơ…ơ……lưới thưa em bủa con cá duồng,
Ở nhà em có chuyện hò……ơ…..nên em bơi xuồng đi tìm anh


Anh Tư tưởng bở là cá đã cắn câu, bèn cương câu hò:


Hò…hơ…..con chim liễu nó biểu con hoàng oanh,
biểu to, biểu nhỏ, hò…hơ…biểu to biểu nhỏ, biểu anh thương nàng
.


Cô gái cũng hát cương theo:


Hò ơ, … Anh kia xin chớ vội vàng
Nếu anh có giỏi, hò ơ, thì vài hàng đối chơi
hò….hơ…ơ…chớ con “cá đối” nằm trong “cối đá”
còn “mèo đuôi cụt” nằm “mút đuôi kèo”
nếu anh đối đặng, hò…ơ….. dẫu nghèo em cũng thương.


Anh Tư trả lời nghiêm chỉnh:


Hò…ơ……con “chim mõ kiến” nằm “trên miếng cỏ”,
chim “dàng (vàng) lông” đậu giữa “dòng (vồng) lan”.
Anh đà đối đặng, hò…hơ…. vậy nàng đến đây.

Thấy cô gái không hò trả lời. Anh Tư bèn hò tiếp:

Hò hơ… ơ, Bớ chiếc ghe sau chèo mau anh đợi.
Hò hơ… ơ, Kẻo giông tắt đèn bờ bụi tối tăm.


Không ngờ, cô gái hò đáp trả lời:


Hò hơ… ơ, Bờ bụi tối tăm, anh quơ nhằm cái tộ bể
Hò hơ… ơ, Cưới vợ có chửa về thổi lửa queo râu.


Qua câu hò đối đáp, biết cô gái chẳng vừa, anh bèn cà rỡn:


Hò hơ, ơ… Cầu tre lắc lẻo gập ghình
Em xinh, em té xuống sình hết xinh


Cô gái hò đáp:


Hò hơ, ơ…Hởi  anh “cà chớn” kia ơi, em té xuống sình
Sao anh không vớt, mà ngồi chình ình vô duyên.


Cô gái chèo ghe đi khuất. Kễ từ đó, anh mang danh “Tư Cà Chớn”.


Có những mẩu chuyện vui liên quan đến “cà chớn”:


…Mấy ngày sau 30.04.75,  miền nam VN rơi vào tay cộng sản. Một cán bộ miền bắc vào Sàigòn tự cho  là mình là “đỉnh cao trí tuệ” ra vẽ rất là hách dịch, thấy một người đạp  xe lôi chở khách, liền lên giọng cán bộ nói: “Miền nam sao mà nghèo  thế! ở miền bắc chúng tôi thì xe hơi rất là nhiều, đến nỗi xe hơi chạy  đầy đường đếm không hết.”


Người lái xe lôi đạp hỏi tiếp:


“Thế ở miền bắc các anh có cà pháo không vậy?”


Anh cán bộ hách dịch:


"À, cà pháo ở miền bắc chúng tôi rất là nhiều, đến nỗi cà pháo ăn không hết, mà còn phơi khô đầy đường đếm không xuể! "


Người lái xe lôi đạp từ tốn hỏi lại:


“Thế ở miền bắc các anh có cà rem không vậy?”


Anh cán bộ lại phô trương tài hiểu biết đỉnh cao:


"À, cà rem ở miền bắc chúng tôi có rất là nhiều, đến nỗi cà rem ăn không hết, mà còn phơi khô đầy đường."


Người lái xe hỏi tiếp:


"Vậy thế ở miền bắc các anh có “cà chớn” không vậy?"


Anh cán bộ tự đắc:


“Cà chớn hả ! Ôi Cà chớn ở miền bắc chúng tôi có rất là nhiều, đếm không hết. Chúng nó nhiều đến nỗi chạy đầy đường.”


Anh đạp xe, không còn lời gì để hỏi nữa !!!! Đúng là Xạo Hết Chổ Nói!


***

Sau năm 1975, đám bộ đội  khỉ Trường Sơn vào chiếm đóng các thành phố ở miền Nam. Thấy con gái  ngụy đẹp quá nên buông lời tán tỉnh. Rất bực mình, các cô khinh bỉ, bỉu  môi:


– Đồ cà chớn!


Thấy thế, bộ đội lên đạn chỉa súng quát lên:


– Này, cà chớn là gì thế hở? nói mau, nếu không, tớ xử lý ngay tại chỗ.


Sợ quá, các cô ấp úng đáp:


– Dạ, cà chớn là tốt, ý tụi em muốn nói các anh bộ đội tốt lắm.


Thế là cả đơn vị bộ đội để chứng tỏ mình cũng là người văn minh nên truyền tai nhau học tập cà chớn là tốt.


Một hôm, Lê Duẩn ghé thăm đơn vị bộ đội này, tiểu đoàn trưởng đứng lên thuyết trình:


– Báo cáo đồng chí Tổng bí thư, tinh thần chiến đấu của anh em trong đơn  vị nói chung là cà chớn. Tình cảm giữa các anh em đối với nhau cũng cà  chớn lắm, anh em hạ quyết tâm noi gương cà chớn của các đồng chí lãnh  đạo ạ!


(Bài sưu tầm trên NET)


bottom of page