DIỄN ĐÀN
TÂM TÌNH
NGUYỄN THỊ CỎ MAI
Nghĩ chắc nay tới lúc Ukraine muốn đàm phán để giải quyết xung đột giữa hai nước, Poutine vội lên tiếng kêu gọi Ukraine hảy ngưng bắn ngay, cả mọi cuộc tấn công vào vùng tự trị khác và tới bàn đàm phán. Hôm 30/09/22, để chánh thức đánh dấu "dành dân chiếm đất" trên lảnh thổ có chủ quyền Ukraine, Poutine cho tổ chức trưng cầu dân ý ở 4 vùng có nhiều dân gốc nga theo Poutine như Louhansk, Donetsk, Kherson và Zaporijia. Kết quả trưng cầu dân ý, dĩ nhiên phải đạt được 98%, như năm 2014 ở Crimée. Và không khác Việt nam xhcn mỗi lần bầu cử. Phải chăng nhờ Poutine học tập ở Nguyễn Phú Trọng?
Có kết quả đúng như ý rồi, Poutine liền tổ chức ở Moscou, giữa những người theo ông, lễ kết nạp những vùng này vào xứ Nga. Ông tuyên bố : "Dân của Louhansk và Donetsk, của Kherson và Zaporijia từ nay trở thành công dân của ta vì đã bỏ phiếu chọn lựa tương lai chung với ta, một sự sáp nhập trọn vẹn với ta". Mở đầu buổi lễ, Poutine không quên lập lại những lời tố cáo Tây phương phá hoại 2 ống dẩn gaz Nord Stream 1 và 2 dưới biển Baltique.
Kết thúc buổi lễ, Đại diện "4 vùng tự trị" cùng với Poutine ký thỏa ước về với mẫu quốc. Mọi người cùng vổ tay, cùng nắm tay nhau và cùng hét to khẫu hiệu "Nga ! Nga ! Nga!".
Tây phương và Huê kỳ đều cười cho rằng trưng cầu dân ý với 98% kết quả "đồng ý" chỉ là trò hề mà Pou lại diễn quá lố bịch. Cả việc 4 vùng tuyên bố là Cộng hòa tự trị cũng là láo nữa. Không được chánh phủ nào thừa nhận.
Nhưng Pou làm. Để rửa mặt chăng? Hay thật sự nó có hậu quả nghiêm trọng? Phải chăng hậu quả đó là cho phép Poutine sử dụng võ khí nguyên tử chiến thuật bảo vệ lảnh thổ của mình như Pou nhiều lần buông lời ngầm răn đe?
Thỏa ước ký chưa kịp ráo mực thì thành phố Lyman có giá trị chiến lược vói 20000 dân thuộc vùng Donetsk liền bị Ukraine tiến chiếm lại, quân nga tháo chạy mà Poutine tuyên bố là quân đội nga rút về.
Phản ứng của Ukraine và Tây phương
Đáp trả lời kêu gọi đàm phán của Poutine, TT. Zelensky nhấn mạnh ông "không nói chuyện với Nga khi mà Poutine còn nắm chánh quyền. Ông chỉ nói chuyện với ông Tổng thống mới của Nga mà thôi".
Sau lễ Poutine ký sáp nhập vào Nga 4 vùng vừa được trưng cầu dân ý, ông Dmytro Kouleba, Tổng trưởng Ngoại giao của Ukraine, liền tuyên bố "Ukraine sẽ tiếp tục giải phóng lảnh thổ và dân chúng của mình. Không có gì làm thay đổi Ukraine hết cả. Chúng tôi tiếp tục giải phóng đất đai và dân của chúng tôi để tái lập sự toàn vẹn lảnh thổ của chúng tôi".
Về phía Pháp, TT. Macron tố cáo Poutine xâm lăng Ukraine là "trở lại thời chủ nghĩa đế quốc thực dân". Trước diễn đàn LHQ, ông than phiền "Những ai im lặng hôm nay, dầu muốn hay không, hoặc bí mật đồng lỏa, là phục vụ cho thứ chủ nghĩa đế quốc mới, cho thứ 'chủ nghĩa khuyển nho' (le cynisme - vô liêm sỉ) đương thời, nó phá nát cái trật tự thế giới và làm sụp đổ nền hòa bình của chúng ta".
Tòa Bạch ốc nói rỏ là Huê kỳ không bao giờ nhìn nhận 4 vùng của Ukraine bị Poutine chiếm đóng nói là bảo vệ dân nga, chống quốc xã và sáp nhập vào lảnh thổ nga.
Các nhà lãnh đạo 27 quốc gia trong Otan cùng lên án việc Poutine chiếm lấy đất đai của Ukraine là trái phép và còn làm tổn thương tới nền an ninh thế giới. Họ nói rỏ là không bao giờ thừa nhận thứ trưng cầu dân ý phi pháp, vi phạm nền độc lập, sự vẹn toàn lảnh thổ của Ukraine.
Những nhà lãnh đạo Otan nói thêm "Những quyết định của Poutine là hoàn toàn vô nghĩa, không giá trị. Crimée, Kherson, Zaporijia, Donstsk và Louhansk là của Ukraine. Chúng tôi kêu gọi tất cả các Quốc gia và các Tổ chức quốc tế hảy vứt bỏ sự chiếm lấy đất đai bất hợp pháp của Poutine vì đó là vi phạm luật quốc tế và quyền căn bản của Ukraine về độc lập, chủ quyền và vẹn toàn lảnh thổ".
Các nhà lãnh đạo Âu châu tái xác nhận "Ukraine có quyền tự vệ chống lại sự xâm nhập của nga, lấy lại sự kiểm soát lảnh thổ và giải phóng những vùng bị chiếm đóng trong phạm vi biên giới quốc gia được quốc tế công nhận". Sau cùng, Âu châu xác nhận "tiếp tục viện trợ cho Ukraine về kinh tế, quân sự, xã hội và tài chánh cho tới khi nào còn cần".
Riêng hôm thứ hai 03/10/22, khai giảng Quốc Hội, nhơn thảo luận về chiến tranh Ukraine, bà Elizabeth Borne, Thủ tướng Pháp, mở đầu phiên thảo luận bằng cách "tái xác nhận Pháp cương quyết giúp Ukraine chống lại Nga. Mục tiêu của chúng ta vẫn như từ lúc đầu là làm cho cái giá chiến tranh mà Nga không thể chịu nổi, đánh mạnh lên nền kinh tế để Poutine không thể tài trợ cho chiến tranh lâu dài. Vì chính Nga đã mở ra cuộc chiến. Chính Nga đã đẩy chúng ta phải phản ứng".
Bà tiếp "Biện pháp phong tỏa tiếp tục khi mà Poutine vẫn còn gây chiến. Bỏ biện pháp trừng phạt là bỏ rơi Ukraine. Là từ bỏ những giá trị của chúng ta. Là chúng ta đầu hàng Nga. Nước Pháp, lòng yêu nước, không phải là sự bỏ rơi. Không phải là sự từ khước. Không phải là sự khuất phục".
Kinh tế nga đang khựng lại. Lạm phát tăng vọt. Đời sống xã hội bấp bênh. Dân chúng, nhứt là giới trẻ, đã bắt đầu công khai chống Poutine xâm chiếm Ukraine và biểu tình trên cả nước chống lệnh động viên vừa ban hành.
Poutine trước những phán xét
TT. Biden, ngay hôm 24/02/22, đã nói Poutine là tên xâm lược. Mọi người sẽ thấy cái giá mà hắn sẽ phải trả chỉ trong gần đây thôi.
Qua ngày 26/03/22, ông nói rỏ hơn "Con người đó (Poutine) không nên cầm quyền lâu hơn nữa".
Sau cùng, ngày 12/04/22, ông tuyên bố về hố chôn tập thể 450 xác khai quật được ở Izioum "Với tôi, chuyện này không khác gì hơn chủ trương diệt chủng. Ngày càng thấy rỏ Poutine muốn xóa bỏ hẳn luôn ngay cả ý nghĩ có thể trở thành một người ukraine".
Cả những người trước đây tưởng như là bạn đồng hội đồng thuyền với Poutine như Xi của Tàu, Erdogan của Thổvà Modi của Ấn độ, nay đều tỏ ra quan ngại cho số phận của Poutine và đã rẻ gắp, quay lại, tập trung lo cho quyền lợi nước mình.
Trước Âu châu, bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy Hội Âu châu, đã mạnh mẽ tuyên bố sẳn sàn đưa Poutine ra trước Tòa Hình sự Quốc tế. Dĩ nhiên bà cũng biết muốn làm được chuyện này thì phải chiến thắng Nga và ví bắt được Poutine để ông ta trả lời trước Tòa về những việc mà ông đã làm.
Nhưng về mặt pháp lý Tòa án Hình sự Quốc tế có thể xét sử Poutine được không khi mà Nga và Ukraine đều không tham gia Qui ước Rome?
Xin thưa "rất được", bởi Ukraine năm 2015, sau vụ Crimée bị Poutine chiếm lấy, đã chánh thức nhìn nhận Tòa án Hình sự Quốc tế có đủ thẩm quyền trên lảnh thổ Ukraine.
Nhưng xử Poutine với những tội gì?
Bà Ursula von der Leyen đưa ra "tội ác chiến tranh". Ông Jean-Yves Le Drian, Tổng trưởng Ngoại giao pháp, tố cáo Poutine về "tội chống nhơn loại". Quốc Hội Âu châu nêu lên "tội xâm lược". TT. Zelensky khám phá ra hố chôn tập thể ở Boutcha lên án "tội diệt chủng" . Tội danh này được TT. Biden lập lại để buộc tội Poutine.
Sau khi điều tra, trong báo cáo về tội ác Poutine vi phạm, hai tội được ghi nhận rỏ hơn hết là "tội ác chiến tranh" và "tội ác chống nhơn loại". Về tội xâm lược bị bỏ qua vì Ukraine không tham gia Qui ước Rome. Nhưng bà Rachel Lindon, luật sư của Tòa án Hình sự Quốc tế, nhắc lại một tiền lệ là tại sao không lập một tòa án đặc biệt như vụ Yougoslavie và Rwanda?
Riêng tội của quân lính nga hảm hiếp phụ nữ ở Ukraine là vô cùng nghiêm trọng vì đó là thứ vũ khí triệt hạ tập thể vừa thể xác vừa tinh thần dân chúng nhưng rất tiếc là chưa được qui định cụ thể trong danh sách tội phạm chiến tranh.
Để đưa Poutine và bè đảng ra trước Tòa án Quốc tế, ngoài danh sách tội ác đã có, còn phải có nhơn chứng và bằng chứng. Thật phi thường là ban điều tra làm việc này tại chổ trong lúc chiến tranh đang diển ra để thu thập bằng chứng và cả nhơn chứng. Trường hợp này thật sự cho tới nay chưa từng xảy ra.
Cái kẹt cuối cùng để cho Tòa án làm việc là bắt cho được Poutine. Có thể cho Cảnh sát quốc tế (Interpol) phát hành lệnh truy nả quốc tế. Tội hành sự mang tánh cách cá nhơn nên Poutine là Tổng thống vẫn bị chi phối. Vậy Poutine sẽ chạy trốn xin tỵ nạn ở một nước không tham gia dẩn độ tội nhơn? Như ở Iran hay Syrie?
Nếu thọp được Poutine đưa ra xét sử, ông ta sẽ bị tù và phải đền những thiệt hại vật chất và nhơn mạng cho Ukraine do ông chủ trương gây ra chiến tranh. Trước đây không lâu, Slobodan Milosevic, Tổng thống Serbe, bị phạt tù về những tội ác do ông gây ra trong chiến tranh ở Yougoslavie, chết trong tù của La Haye năm 2006.
Poutine đủ tiền bỏ ra đền cho Ukraine vì tài sản riêng của ông do lấy của Nga từ ngày cầm quyền tích trử tới nay có không dưới 200 tỷ usd. Không tính tài sản của đám cùng phe cánh với Poutine vì đám này cũng phải ra Tòa để lảnh án luôn. Theo bà Roberta Metsola Chủ tịch Quốc Hội Âu châu "...về tất cả những tội ác tài trời đó, có một người và có một nhóm chung quanh hắn cùng trách nhiệm".
Ngoài ra xin nhắc lại, trước đây, nhà tiên tri người Anh, ông Craig-Hamilton Parker, có phổ biến những tiên đoán của ông về Nữ Hoàng Anh, về TT. Biden, về Poutine và về Xi.
Về Nữ Hoàng Anh, lời tiên tri của ông "Nữ Hoàng làm lễ 70 năm ở ngôi xong là chết" nay đã ứng nghiệm. TT. Biden sẽ không làm Tổng thống Huê kỳ nữa. Chờ coi.
Còn Poutine, ông quả quyết "cuối cùng thì Poutine cũng bị bãi nhiệm bởi các tướng lãnh của ông ấy, như một cuộc đảo chánh, và Nga sẽ rất nhanh chống cải tổ chánh phủ". Như vậy tránh cho Poutine kịp quyết định thí mạng dám sử dụng võ khí nguyên tử hay hóa học hoặc vi trùng học, mà cứu nước Nga khỏi bị tan nát, hoang dã dưới những phản ứng trả đủa của Âu châu và Huê kỳ. Căn cứ võ khí nga đều nằm trên đất liền nên dễ bị tiêu diệt ngay.
Người xưa có câu "Bạo ác, bạo tàn"!
Vấn đề quan trọng khi Poutine ngã xuống là quản lý nước Nga như thế nào để không bị Xi cấu xé? Âu châu nên nghĩ ngay bây giờ cái chương trình vĩ đại này cho kịp. Theo bà Carrère d'Encausse, người nga, sử gia chuyên về Nga, Thư ký vĩnh viển Hàn Lâm Viện Pháp, thì Nga không thể tách rời khỏi Âu châu, mà phải là một quốc gia của Âu châu và ở trong Âu châu để cùng phát triển với Tây phương.
Nguyễn thị Cỏ May