DIỄN ĐÀN
TÂM TÌNH
TRƯƠNG QUANG
Trên thế giới có 6.900 ngôn ngữ bao gồm cả ngôn ngữ chính thức và thổ ngữ. Trung-hoa có chừng 400 thổ ngữ, Ấn-độ có đến 2.000 thổ ngữ; hiến pháp Ấn-độ ấn định tiếng Hindi và tiếng Anh là ngôn ngữ chính. Phi-Luật-Tân có trên 7.000 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau, có 13 ngôn ngữ lưu dụng trong nước, quan trọng nhất là tiếng Tagalog; ngoài ra còn có 171 thổ ngữ ở các địa phương rải rác khắp các quần đảo. Ở Indonesia có 583 ngôn ngữ và thổ ngữ, tiếng Javanese có 85 triệu người nói.
Cùng sống trong một quê hương, nhưng ngôn ngữ khác nhau nên sự thông hiểu nhau gặp nhiều trở ngại. Ngay tại Trung-hoa có lịch sử lâu đời, có chữ viết nhưng đọc khác nhau vì mỗi vùng có tiếng nói riêng. Cuộc Cách mạng Văn hóa Trung- hoa ra đời chưa đầy một thế kỷ sau khi HỒ THÍCH (tốt nghiệp đại học Hoa-kỳ) và TRẦN ĐỘC TÚ (tốt nghiệp đại học Nhật và Pháp) về nước. Đến khi MAO TRẠCH ĐÔNG thành lập Cộng-hòa nhân dân Trung- quốc năm 1949 thì tiếng Quan-thoại (Mandarin) của miền Bắc là tiếng thống nhất của lục dịa Trung-hoa.
* TIẾNG VIỆT: Người Việt-nam rất đáng tự hào vì giữ được tiếng nói qua 4000 năm lịch sử, mặc dù không có chữ viết sau 1000 năm bị người Trung-hoa đô hộ. Người Lạc Việt (một sắc dân trong Bách Việt) ở phía Nam Dương-tử-giang, học chữ Hán của Trung-hoa nhưng phát âm theo ngôn ngữ của bộ tộc mình, vì vậy các nhà Nho VN đọc chữ Hán theo âm Việt, rất thông hiểu chữ Hán, nhưng không thể đàm thoại với người Trung-hoa. Nhà cách mạng Phan-bội-Châu bút đàm khi trao đổi ý kiến với Lương-Khải-Siêu (Leang Ki-Chao) hay Tôn-Dật-Tiên (Sun Yat-Sen).
Tiếng Việt nguyên thủy bắt nguồn từ người Mường, không liên hệ gì với ngôn ngữ Môn-Kmer. Người Mường là tác giả của Trống-Đồng, những Chuyện cổ-tích VN. Người Mường đã rút vào rừng sâu để trường kỳ chống quân Bắc xâm. Những động Khuất-liêu, động Hoa-lư, động Lam-sơn như chứng tích về liên hệ Mường với dân tộc VN. Sử gia Ngô sĩ Liên đề cao người Mường trong Đại-Việt Sử-ký, một cuốn sử rất giá trị được soạn thời Hậu-Lê.
Trong 1.000 năm Bắc thuộc, nhiều chữ Hán thâm nhập vào ngôn ngữ Việt. Tiền nhân chúng ta học chữ Hán để khai hóa và dùng trong thi cử đều mô phỏng theo Trung-hoa. Chữ Hán được dùng trong các tấu sớ của Triều-đình, trong giấy tờ hành chánh và thi văn trong đại chúng. Đồng thời các thầy đồ (Sinh đồ = Tú tài) giảng dạy cho dân chúng ở các tư thục tại gia, về sau có Quốc-tử-giám và Bộ Học đảm trách. Từ đó ngoài từ ngữ Nôm (là tiếng thuần Việt) có từ ngữ Hán-Việt phát âm tương tự tiếng Quảng-đông và thủ phủ Quảng-châu (Cantonese, Guangzhou). Một số từ ngữ Trung-hoa về thức ăn hay cờ bạc được Việt hóa như: hoành thánh, dầu cháo quẩy, xa xíu, bò bía, bánh bao, xập xám, tài xiểu (đại tiểu), dì dách v.v...
Đạo Phật có ảnh hưởng sâu rộng tại VN.-- Phật giáo Đại-thừa thuộc Bắc-tông do các sư tăng Trung-hoa truyền sang VN được viết bằng chữ Hán; do đó các bài tụng niệm bằng tiếng Sankrit được các nhà sư Trung-hoa phiên âm trại ra như Sidharta phiên âm = Tất-đạt-ta; Sakya Muni (nhà triết học, tộc Sakya) = Thích-ca mu-ni: Nirvana = Niết-bàn; Karma = nghiệp chướng; Bodhi = cây bồ-đề; Mahanana = đại thừa; Hinayanan = tiểu thừa. -- Phật giáo tiểu thừa thuộc Nam-tông vì truyền vào VN qua ngã phía Nam từ Tích-lan, Diến-điện, Thái-lan, Cao mên, vẫn tụng niệm nguyên bản tiếng Sankrit do chính Đức Phật thuyết giảng (mấy ai hiểu biết nguyên ngữ nầy nếu không được giải nghĩa).
BẢN SẮC NGÔN NGỮ VIỆT-NAM
Nhà ngôn ngữ học nước Anh là George Millo đã đưa ra 9 lý do, so sánh tiếng Việt với tiếng Anh của ông và một vài ngôn ngữ khác như Tây-ban-nha, Pháp để chỉ rõ những ưu điểm của tiếng Việt. Những ưu điểm nầy là bản-sắc của Việt-ngữ.
1) Tiếng Việt không có giống đực giống cái tức Mạo từ (article). Pháp, Tây-ban-nha, Đức... hay gần như bất kỳ ngôn ngữ châu Âu nào (ngoại trừ tiếng Anh) đều có giống đực hay giống cái của danh từ ấy. Tiếng Việt chỉ có 2 loại từ: CON để chỉ sự vật cử động và CÁI chỉ sự vật bất động. Mời bạn đọc bài thơ dí dỏm rất hữu lý về loại từ Con và Cái (khác với cái vô lý Le và La trong Pháp ngữ):
Chuyện rằng có gã người Tây,
Lấy cô vợ Việt sang đây ở nhờ!
Lại còn biết chén cầy tơ,
Mắm tôm cũng khoái, lá mơ cũng ghiền!
Để cho giao tiếp đỡ phiền,
Vấn đề ngôn ngữ ưu tiên hàng đầu.
Nhưng vì tá túc chưa lâu,
Cho nên đôi lúc ghép câu "nhầm hàng".
Một hôm trong lúc thanh nhàn,
Vợ đưa hắn đến ao làng ngồi chơi.
Hắn ta buột miệng cất lời:
Con ao đẹp quá vợ ơi!... đẹp hè!...
Cô vợ thấy hắn ngô nghê
Mới liền giảng giải vấn đề... nâng cao:
Chồng đừng có gọi Con ao!
CÁI AO chồng nhé, ghi vào... hiểu không!
Thế rồi thả bộ một vòng,
Hai người đi đến bờ sông quê nhà.
Hắn ta nhảy cẫng rồi la:
Để anh nói nhé, đây là CÁI sông!
Lắc đầu cô vợ bảo: Không!
Thứ nầy phải gọi CON SÔNG, chồng à!
Chồng liền xụ mặt thốt ra:
Tiếng Việt quê vợ đúng là khó xơi!
Cũng là chứa nước cả thôi.
Thứ thì là CÁI, thứ thì là CON.
Cô vợ khoái chí cười giòn.
Nghe em giải thích là thông thôi mà!
Ao, sông đều chứa nước nha!
Nhưng sông nước chảy, ao là nước om!
Nên sông được gọi là CON
Còn ao là CÁI, chồng còn lẫn không?
CÁI NHÀ, CÁI TỦ đứng yên,
CON TRÂU nó chạy, CON thuyền nó bơi
Thứ gì CHUYỂN ĐỘNG là CON,
ĐỨNG YÊN là CÁI...dễ òm thế thôi!
Chồng nghe vỗ đét xuống đùi
Vậy là dễ nhớ quá rồi! vợ ơi!
CÁI là thứ đứng một nơi,
CON là thứ chạy, thứ bơi, thứ bò...
Hèn chi cái vụ..."hầm lò"
Của anh nó cứ THỤT THÒ... là CON.
Của em NẰM ĐÓ...CHỊU ĐÒN
Cho nên là CÁI, chẳng còn khó khăn...
Và rồi anh biết thêm rằng:
Sau khi hai thứ "ĂN NẰM" giao thoa.
Làm cho sản phẩm tạo ra:
Gọi là CON CÁI...úi dza! đúng rồi!...
Thơ vui trên đây về CON & CÁI là một phần của bản sắc ngôn ngữ VN.
2) Tiếng Việt bỏ qua mạo tự (Article) A và THE. Một cách đơn giản, loại bỏ chúng đi thì sự việc vốn hiển nhiên. Người là từ có nghĩa "a person" (người nào đó) lẫn "the person" (chính người đó) mà người nghe không lo lắng nhầm lẫn.
3) Tiếng Việt KHÔNG CÓ CHỮ SỐ NHIỀU. Trong tiếng Anh, Pháp muốn chỉ số nhiều thường thêm S vào cuối từ đó; như vậy dog thành dogs, table thành tables. Nhưng ngoại lệ rất nhiều như: person thành people, mouse thành mice, man thành men Và một số từ như sheep hay fish chẳng thay đổi gì cả.
4) Tiếng Việt dùng ĐỘNG TỪ BẤT BIẾN, là động từ không thay đổi theo chủ từ hay thời gian. Đáng thương cho những người học tiếng Tây-ban-nha, khi nói những từ đơn giản như Hablar (=nói) vẫn phải học 5-6 dạng khác nhau như: I hablo, You hablas, He habla, We hablamos. Tiếng Anh & Mỹ chữ to Speak (=nói) có nhiều dạng tùy thuộc vào ngữ cảnh có thể biến cách thành Speaks, speaking, spoke hay spoken. Sự thay đổi của động từ gây rắc rối cho người học.
Xin trích 1 câu trong Le Figaro và AFP đăng ngày 12-11-2021:
Le criqet migrateur (locustus migratoria) seradisponible en version surgelée, sé- -chée ou en poudre, et sera venducomme snack, ou comme ingredient d'un certain nombre de produit alimentaires, précisé l'exécutif européen dans un communiqué.
(Những động từ có gạch đít) Dịch nghĩa để tiện đối chiếu với Việt ngữ giản dị hơn: “Con 'cào-cào di chuyển' được cung cấp dưới dạng đông lạnh, khô hay bột, và sẽ được bán như món ăn chơi, hoặc như gia vị của vài thực phẩm, cơ quan hành pháp Liên Âu đã xác định trong một thông cáo.”
Tiếng Việt là Ngôn ngữ không biến cách, không từ ngữ nào đổi dạng trong bất cứ ngữ cảnh nào; đây là một bản sắc tiện ích của ngôn ngữ VN.
5) THÌ của tiêng Việt chi có 5 chữ được dùng trước động từ, bất cứ thời gian nào. Biết 5 từ nầy đủ diễn đạt chính xác thời gian diễn tiến sự việc: ĐÃ = trong quá khứ; MỚI = vừa xong, gần với hiện tai; ĐANG = ngay bây giờ; SẮP = tương lai gần; SẼ = tương lai. Bạn có thể bỏ qua từ chỉ thời gian nếu ngữ cảnh của câu đã rõ ràng. Chẳng hạn như: Hôm qua tôi đã đi hội ngộ liên trường (Chữ hôm qua đã chỉ quá khứ rồi, nên từ ĐÃ không cần có nữa).
6) 29 CHỮ CÁI GHÉP VẦN thành Việt ngữ: Từ bảng chữ cái (Alphabet) gốc La-tinh, người Âu châu hình thành ngôn ngữ của họ; đến thế kỷ 17, Giám- mục Bá-đa-Lộc và giáo đoàn du nhập vào VN để truyền đạo, bỏ thêm dấu giọng Việt là đọc thành chữ Quốc-ngữ như ngày nay. Chữ có dấu phụ (diacritical) để làm rõ tông giọng là BẢN SẮC của ngôn ngữ VN. Trước đây 3 thế kỷ, người Việt còn chịu ảnh hưởng Văn hóa Trung- hoa với chữ tượng hình ghép thêm tiếng chỉ âm Việt đề thành CHỮ NÔM rất phức tạp. Có chữ Quốc ngữ gốc La-tinh là tiến bộ vượt bực.
Cách phát âm tiếng Anh thực ra không thống nhất, bởi cùng một từ có thể đọc khác nhau trong mỗi ngữ cảnh: thậm chí mỗi chữ cái cũng đọc nhiều âm khác nhau, chẳng hạn nguyên âm A trong; catch, male, farmer, bread, meta, read.
Bạn đọc tiếng Anh các từ Read, Object, Close, Present: "Was it close" hay "Did you close"? "Did you present the present". "Read what I've read". "Object to the object?". Các từ nầy đều có cách đọc khác nhau, tùy thuộc vào loại hay nghĩa.
Tiếng Việt không có điều vô lý ấy. Tất cả chữ cái luôn luôn đọc thống nhất, dù cho chủ từ hay ngữ cảnh có thay đổi.
7) NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT RẤT ĐƠN GIẢN & HỢP LÝ: Ngữ pháp rất hợp lý vì không cần có "từ chia thì" trong câu bất cứ trường hợp nào (đã nói trong mục 4 trên dây). Bạn chỉ sử dụng số từ tối thiểu để diễn đạt ý tưởng của mình vẫn chính xác và sáng tỏ. Đây là lợi thế cho người nước ngoài muốn học tiếng Việt.
8) DẤU GIỌNG GHI ÂM ĐIỆU Việt ngữ. Đó là 5 dấu (diacritic) sắc, hỏi, huyền, ngã, (đặt trên nguyên âm), nặng (đặt dưới nguyên âm) của từ, ghi được giọng điệu trầm bổng của từ ấy. Ví dụ chữ Lanh lẹ nếu có dấu sắc thành Lánh nạn, có dấu hỏi thành Lảnh lót, có dấu huyền thành Lành bệnh, có dấu ngã thành Lãnh đạm, có dấu nặng thànhLạnh lùng. Do dấu giọng nảy sinh nhiều từ rất linh động.
Hơn nữa các nguyên âm có thêm râu mão trên đầu cũng ghi âm điệu như a có ă và â, o có ô và ơ, e có ê, u có ư.
DẤU GIỌNG là BẢN SẮC NGÔN NGỮ VN, không nước nào có thể sánh kịp.
9) TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT RẤT LOGIC: Một số từ vựng ở VN được tạo thành do ghép 2 từ logic (hợp lý hữu cơ) với nhau như: Xe ôm là từ ghép logic "hug ve -hicule" (hug là ôm chặt + vehicle là xe), a bench (a long chair = ghế dài), a refrigera-tor (a cold cupboard = tủ lạnh), a bra (a breast shirt = áo ngực), a bicycle (a pedal vehicle = xe đạp), to ski (to slide snow = trượt tuyết), a tractor (a pulling machine = máy kéo), a zebra (a striped horse =ngựa vằn).
Cách ghép từ như vậy giúp bạn nhanh chóng học từ mới. Một khi có được vốn từ căn bản, bạn có thể tự động biết thêm hàng trăm từ khác mà không cần học thêm.
* Tiếng Việt có bản sắc linh động và hợp lý như trên, nên người Việt phải trân trọng gìn giữ và phát huy tiếng Việt ở trong và ngoài nước; đây là di sản Văn hóa không mấy nước có diễm phúc được như vậy. Người Việt hải ngoại tẩy chay thứ Việt ngữ bát nháo, lắp ghép bậy bạ chữ Tàu-Việt tạo ra thứ chữ lai căng tối nghĩa, đó là dịch bệnh từ trong nước lan truyền ra ngoài. Chúng ta tuyệt đối không chuyển tải qua điện thư (Email) những bài công kích thô tục và thơ văn hạ cấp. Mỗi ngày tôi phải hủy bỏ hàng trăm "Email chợ cá" đã mất thì giờ lại bực tức quá chừng!
Người Việt quốc nội phải cực lực phản đối VC chủ trương thay đổi chữ Việt giống chữ Tàu (như của Bùi Hiền là một). Dã tâm ngàn đời của Trung-hoa là chiếm đoạt VN để sáp nhập rồi đồng hóa vào Trung-Hoa. Hiện nay, Trung-cộng giảo quyệt đang âm thầm chuyển hóa Việt ngữ cho giống với Hoa-ngữ! Đồng bào VN nghĩ sao? Phạm Quỳnh (thượng thư, học giả) đã tuyên bố:
TRUYỆN KIỀU CÒN THÌ TIẾNG TA CÒN,
TIẾNG TA CÒN THÌ NƯỚC TA CÒN.
Connecticut, tháng 11/ 2021 TQ