top of page
Banner edge
DIỄN ĐÀN 3.png
DIỄN ĐÀN 2.png
DIỄN ĐÀN 1.png

DIỄN ĐÀN

TÂM TÌNH

NGUYỄN GIA VIỆT

"Trịnh" là một đề tài chưa bao giờ thu hút khán giả!


"Em và Trịnh" là một phim hư cấu về T C S, thực ra với cả cuộc đời ông Trịnh thì khán giả chưa bao giờ có chút cảm giác tò mò hay háo hức, cũng như có ý định tìm hiểu và "ngưỡng mộ" cả.


Trịnh có hình dong ốm nhách, mặt mày lợt lạt, dáng yếu xìu, người mái mái, tái tái.Cái giọng thì quá âm nhu thiếu sức sống, chậm chạp yếu ớt thiếu sinh khí ở đời thực.


Với đàn bà, có cảm giác Trịnh chỉ như "hửi bụi" kiểu "để bà ngửi chớ bà không ăn". Thành ra nhiều thư từ yêu thương, nhiều giai thoại cũng chỉ là ...giai thoại khẳng định Trịnh không phải gay. Song tình Trịnh mang tính chất tình "thơ", tình "ảo", tình "lãng mạn". Mà cái gì có chữ lãng cũng dễ thành "lãng nhách", "lãng gian" lắm.


Về âm nhạc thì T C S là tác giả lớn, không ai chối đặng. Song cái lớn của ông là sự mong manh, mõng mãnh kiểu "hư" nhiều hơn "thực".


Nhiều người khen nhạc Trịnh mộng mị, có chất thiền, nhìn thấy vô cùng thiền, nhưng nghe thường vài bài rõ ràng cái mộng mị đó là do ông nhiều khi tráo chữ, tức là trong cơn say rượu và khói trắng mà phóng bút ra, chữ tuôn ào ạt và nhiều chữ lại vô hình chung không có nghĩa gì ráo trọi.


Mưa chữ lộn xộn!


Không ai qua T C S về ca từ viết "năm non bảy núi", con chữ minh mông, lê thê, vòng vèo. Có lẽ ông cũng không ngờ ổng viết ra mà thiên hạ quy cho là có hơi hám “thiền”, dù nhiều câu chẳng hiểu mùi gì trong đó.


Nhiều khúc nhạc nghe là hay đó, nhưng chẳng thể nào xa hơn, vì nó chẳng có nghĩa gì hết. Nghe tằng tắng tăng chơi vui, không hiểu muốn nói gì.


Trịnh cũng hay nói ra những câu ít ai hiểu nghĩa nó là gì, thí dụ:


"Con người sinh ra vốn bất toàn và để làm những điều lầm lỗi.


Nó đẹp vì bất toàn


Nó đáng yêu vì nó luôn luôn lầm lỗi


Vậy thì cứ yêu mà đừng tuyệt vọng..."


T C S chơi rất thân với cố chuẩn tướng Lưu Kim Cương, có lẽ bài "Cho một người vừa nằm xuống" là nghe dễ hiểu nhứt:


"Anh nằm xuống sau một lần đã đến đây

Đã vui chơi trong cuộc đời nầy

Đã bay cao trong vòm trời đầy

Rồi nằm xuống, không bạn bè, không có ai

Không có ai, từng ngày, không có ai đời đời

Ru anh ngủ vùi, mùa mưa tới trong nghĩa trang này có loài chim thôi!"


T C S gắn với nhạc "phản chiến", có chữ "phản" trong "chiến".


Mặc dù nhạc da vàng của ông có thể gây ấn tượng, song về bản chất của một người trai với những thứ cần rặc ròi với quyền lợi, chánh kiến của Miền Nam thì ông hay bị thiên hạ hoài nghi.


T C S không làm tròn nghĩa vụ người trai sống thời chiến.Trịnh Công Sơn là một thanh niên trốn quân dịch và cứ trốn, tìm mọi cách làm mình ốm nhách đặng trốn quân dịch.


T C S là một người đàn ông xìu xìu ển ển từ thanh niên tới khi về già và cả trước khi chết. Cái khí chất lịch sự mà ông thể hiện với công chúng là yếu đuối, nhu nhược chứ không mạnh mẽ.


Cuộc đời ông lúc nào cũng lơ lơ lửng lửng, lưng chừng. Chánh kiến không rõ ràng, đàn ông pha chút âm nhu, không tiến không lui, không tà không chánh với sở trường nói những điều mộng mị. Tới chết lập trường sống vẫn không rõ ràng!


T C S lại không có chánh kiến rõ ràng, nên dù nhạc Trịnh cũng được xếp là "rất hay" nhưng thiên hạ vẫn cảnh giác với Trịnh.


Trong dòng đời này ai cũng phải chọn một chánh kiến và một lý tưởng đặng mà sống, đặng an ủi, chở che tâm hồn mình. Ai cũng chọn lựa cho mình một lý tưởng. Nhưng hình như Trịnh thì không.


Trịnh suốt đời hoang mang và lại cố công tạo ra một thế hệ trẻ không biết đứng không biết ngồi, lúc nào cũng mộng mị giữa trưa nắng đặng tự nhốt mình vào cái thế bí của "đời người", tự mình nhét mình vô thế bít đường của tâm tưởng với rượu và khói trắng.


Một thế hệ fan sẽ hoang mang vì nghe nhiều nhạc Trịnh.


Một thế hệ bắt chước đời sống như Trịnh khi cứ càm ràm "Tiến thoái lưỡng nan"cả đời tới khi tắt thở.


Thành ra những bộ phim về Trịnh ít ai coi, chưa bao giờ thu hút khán giả là vì vậy. Ai dám làm phim về đề tài Trịnh thì phải phục là họ thích Trịnh dữ lắm.


Cuộc đời Trịnh có cái gì hay ho mà học hỏi.


Xin lỗi! Nếu T C S có từng yêu bà Tuyết Mai, Lâm Thanh Hà hay bà Thẩm Thúy Hằng cũng không phải là điều mà thiên hạ cần chú ý.


Nguyễn Gia Việt

(Nguồn: Fb Nghia Van)


bottom of page