top of page
Banner edge

ST

Con  trai trưởng của ông Trần Văn Hương là một sĩ quan trong Quân đội Nhân  dân, một trong ba người miền nam duy nhất chiến đấu tại Điện Biên Phủ.  Khi con trai ông tập kết ra Bắc, ông Hương mất liên lạc với anh và tin  rằng anh đã mất. Như em trai của Minh Cồ, vào giữa thập niên 1960 Cộng  sản lệnh cho con trai ông viết một bức thư để bắt liên lạc lại với ông,  tất nhiên hy vọng sẽ lung lạc được ông. Cho dù nhận được thư, ông không  trả lời. Ông không gặp lại con mình một lần nữa cho đến năm 1978.


Người con trai lớn của  Hương là Lưu Vĩnh Châu, tên thật là Trần Văn Dõi, một cán bộ của Ban  Công nghiệp Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam của Việt Nam Dân chủ Cộng  hòa ở miền Bắc, nguyên là đại úy Quân đội Nhân dân Việt Nam đã từng tham  gia trận Điện Biên Phủ. Năm 1943, ông học hết Trung học Cần Thơ. Năm  1944, ông tham gia Thanh niên Tiền phong.


Khi cha ông từ Đốc học Tây  Ninh, trở thành Chủ tịch ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh Tây Ninh,  con trai lớn của ông là anh Dõi cũng theo hướng hoạt động này. Ông Dõi  gia nhập Vệ quốc đoàn (QĐNDVN ở Nam bộ lúc đó) rồi tham gia chỉ huy  chiến đấu tại Trâm Vàng, Bến Sỏi, Bến Cầu khi quân Pháp tiến vào Tây  Ninh. Giữa năm 1946, đơn vị của ông gần cạn kiệt đạn dược, ông được tổ  chức lo giấy tờ ra Bắc nhận vũ khí. Ông được đi cùng chuyến tàu với  Nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính Phạm Văn Đồng mới từ Pháp trở về. Ra Hà  Nội, việc chuyển vũ khí không thành, vì Hà Nội lúc đó tình hình chính  trị cũng rất căng thẳng. Ông được bố trí vào đội tự vệ khu Bạch Mai,  tham gia chiến đấu cùng đơn vị tự vệ trong ngày toàn quốc kháng chiến  (19 tháng 12 năm 1946).


Năm 1948, ông được cử đi  học Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn khóa 4, đổi tên thành Lưu Vĩnh Châu  theo họ mẹ. Sau khi bế mạc khóa học ông tiếp tục theo học khóa I công  binh. Ngày 10 tháng 7 năm 1949, khi lớp công binh đang xây dựng cầu treo  Bờ Rạ, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Sau khi tốt  nghiệp khóa công binh, ông về cục công binh công tác.

Tháng 12 năm 1952, ông được bổ nhiệm đại đội trưởng C57 tpm bom, bắn  phá, đơn vị C57 được điều biệt phái sang trực thuộc Cục vận tải Tổng cục  cung cấp. Năm 1953, do yêu cầu nhiệm vụ vận chuyển vũ khí từ Trung Quốc  về nước gặp rất nhiều khó khăn vì quân Pháp thường xuyên ném bom, bắn  phá, C57 được biệt phái sang Cục Vận tải Tổng cục Cung cấp. Đơn vị của  ông đảm nhiệm phá bom, chữa đường bảo đảm giao thông vận tải vũ khí,  lương thực từ biên giới.

Tháng 3 năm 1954, đại đội công binh 57 đang chữa đường ở Chi Lăng – Đồng  Mỏ, Lạng Sơn thì được lệnh hành quân cấp tốc đi Điện Biên Phủ. Tiểu  đoàn 206 được giao nhiệm vụ phối hợp với thanh niên xung phong miền Tây  Bắc, đảm nhiệm thông đường "huyết mạch" từ đèo Lũng Lô đến Sơn La dài  hơn 16 km. Ác liệt nhất là trong đợt ném bom của Pháp vào đêm 23 rạng  sáng 24 tháng 4 năm 1954, đơn vị của ông bị trúng bom, 12 người hy sinh.


Sau chiến dịch Điện Biên  Phủ, máy bay Pháp vẫn tấn công đường cho đến khi Chính phủ Việt Nam ra  điều kiện về tù binh. Tổng kết chiến dịch, Tiểu đoàn 206 được cờ thi  đua, và được Chủ tịch Hồ Chí Minh khen tặng Huân chương Quân công hạng  2.


Sau năm 1954, 1955, do  tình hình chính trị căng thẳng, Tổng tuyển cử không diễn ra nên ông ở  lại miền Bắc, thụ phong quân hàm Đại úy. Năm 1961, ông được đi học  Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Năm 1966, sau khi tốt nghiệp, ông về  công tác tại Ban Công nghiệp Trung ương.

Vì không về quê được, ông Châu vẫn cố gắng tìm kiếm tung tích người cha  Trần Văn Hương. Trong khi đó, ở miền Nam, ông Hương nhầm tưởng con mình  đã chết vì chiến sự, phải hủy đi những dấu hiệu liên lạc cũ, vì biết con  trai "từng" tham gia Việt Minh (sẽ gặp rắc rối với chính phủ hiện tại  có lập trường chống cộng sản quyết liệt). Sau khi phát hiện ra ông Trần  Văn Hương đang làm Phó Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, ông Lưu Vĩnh Châu  được triệu tập tới gặp Bộ trưởng Nội vụ Ung Văn Khiêm, chờ công tác đặc  biệt. Sau đó, ông được biệt phái xuống nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo  chuyên lo chế tạo động cơ nổ 12 mã lực và cải tiến bơm cao áp con heo  dầu.


Sau khi chiến tranh kết  thúc, ông Trần Văn Hương ở lại Việt Nam. Ông Lưu Vĩnh Châu trở về thành  phố Hồ Chí Minh, dọn đến sống cùng cha ở căn nhà trên đường Điện Biên  Phủ. Gia đình ông là một trong những trường hợp điển hình mà những người  trong gia đình nằm trong cả hai chiến tuyến. Ông mất năm 2011.


Ông Dõi có người con gái  duy nhất là bà Diệp, sau này bà Diệp kết hôn với một người châu Âu mang  quốc tịch Hung Gia Lợi. Vào khoảng năm 2017-2018 báo chí VN bất ngờ rộ  tin chắt của ông Trần Văn Hương có tên Szilu con bà Diệp trở về VN làm  huấn luyện viên cho câu lạc bộ Juventus. Sau đó anh cưới một người con  gái Ba Lan. Trong đại dịch Covid-19, Szilu chắt của ông Trần Văn Hương  trở lại châu Âu. Còn bà Diệp tuyên bố đoạn tuyệt với chế độ CS. Về phần  con thứ là ông Trần Văn Đính đã không theo chân anh cả ra Bắc sau khi  chứng kiến vụ thảm sát nhiều người vô tội của Việt Minh. Hết chiến tranh  ông di tản sang Mỹ. Gia đình của hai con ông Tổng Thống cao tuổi nhất  VNCH đều yên bề gia thất và bình an lập nghiệp tại EU và US cũng như  đoạn tuyệt với chế độ CSVN.


(Bài sưu tầm trên net)


NỀN.png
bottom of page