


VĂN THƠ NHẠC / THƠ

Phóng viên chiến trường Nguyễn Đạt đã chụp được bức hình
lịch sử của một chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa cuối cùng đang đi
trên đường phố Saigòn, khi quân CSVN đã tràn ngập Thủ đô
Sài Gòn vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Nhìn bức ảnh cứ tưởng như một trong những cảnh được dàn dựng
như trong phim ảnh, nhưng đó là sự thật đã diễn ra vào những giây phút
cuối cùng của 30/4/1975.
Nhìn khuôn mặt rất bình tĩnh với 2 tay mang hai khẩu súng,
bước đi rất hiên ngang, hùng dũng, không hề sợ hãi đã phản ảnh
được khí tiết của một người lính Việt Nam Cộng Hòa, đến giờ phút
cuối cùng vẫn không giã từ vũ khí.
Không biết anh thuộc binh chủng nào, cấp bậc gì?
HIện giờ anh đang ở đâu?
Cho dù anh là tướng, là sĩ quan, là lính bình thường và
đang ở đâu đi nữa, nhưng với tinh thần của người lính
Việt Nam Cộng Hòa luôn đặt Tổ Quốc, Danh Dự và Trách Nhiệm
lên trên hết, luôn là tấm gương sáng để thế hệ mai sau tiếp nối.
Bức ảnh này đã gây cảm hứng cho Lão Mã Sơn/ Trần Gò Công
sáng tác bài thơ; "Người Lính Cuối Cùng".
NGƯỜI LÍNH CUỐI CÙNG
Hỡi anh lính cuối cùng trên đường phố
Nước đã mất rồi, anh sẽ về đâu?
Đơn vị anh tan rã đã từ lâu
Một mình anh, hai tay hai khẩu súng
Anh là chiến sĩ can trường, anh dũng
Chống quân thù đến giờ phút cuối cùng
Đáng được vinh danh là một người hùng
Dù chiến bại, địch kiêng oai nể mặt
Bổn phận người trai, đôi vai gánh nặng
Nợ quốc gia, và nợ với gia đình
Với tổ quốc, Anh đã trọn phận mình
Nhưng còn nợ Mẹ già ơn dưỡng dục
Chiến hữu lưu vong chúng tôi cầu chúc
Anh yên lành để trở lại quê nhà
Hãy tạm quên đi nỗi buồn thua cuộc
Để chăm lo cho vợ yếu, Mẹ già
Nếu Anh vẫn còn yêu nước, thương nhà
Hãy chờ đợi sẽ có ngày phục quốc
Nước Việt Nam chỉ tạm thời bị mất
Lá Cờ Vàng sẽ trở lại Quốc Gia.
Hoa Đô, Mùa Tháng Tư Đen
Lão Mã Sơn/Trần Gò Công
(Theo Fb Peter Nguyen)
