top of page
Banner edge

TÂM TÌNH

TT CSVSQ-HD 1.png

TÂM TÌNH CỰU SVSQ & HẬU DUỆ

TT CSVSQ-HD 2.png
K8 NGUYỄN QUÝ ĐẠI

Hằng  năm đến ngày 30 tháng 4 dù có muốn quên một biến cố lịch sử ngày  30/4/1975. Nhưng thật sự khó quên bởi thế hệ của chúng ta là nạn nhân,  cũng là nhân chứng của cuộc chiến tranh Việt Nam.


Trong cuộc chiến có kẻ  thua người thắng như cuộc nội chiến Hoa Kỳ (1861–1865) khi chấm dứt  chiến tranh người dân Hoa Kỳ sống trong hòa bình và thịnh vượng phát  triễn đất nước trở thành cường quốc số 1 thế giới. Sau Đệ nhị thế chiến  nước Đức bị chia làm đôi Đông Đức (DDR) theo chủ nghiã cộng sản, Tây-Đức  theo chủ nghiã tự do, đến năm 1990 thì nước Đức thống nhất không tốn một viên đạn, chủ nghiã cộng sản độc tài bị cáo chung, nước Đức thống  nhất trở thành cường quốc số 1 tại Âu Châu. Nhưng ở Việt Nam được gọi là  thống nhất Bắc-Nam, nhưng vẫn còn chia rẻ, khó thống nhất được lòng  người, bởi vì ý thức hệ khác nhau giữa người Cộng sản và Quốc gia. Kẻ  thắng cuộc luôn tự hào về chiến công của mình, cứ hằng năm ngày 30/4 tổ  chức lễ ăn mừng rầm rộ... Nếu nhìn từ bên ngoài thì miền Bắc đã thắng  miền Nam, nhưng nhìn sâu xa hơn thì dân tộc VIỆT NAM đã thua. Nhiều  người đã có nhận định, từ biến cố đó cả hai miền phải chấp nhận cuộc đổi  đời một xã hội mới với đầy tang thương cả dân tộc vẫn còn nghèo nàn và  lạc hậu! nợ nầng chồng chất phải trả cho đến đời con, cháu chưa xong!  bởi vậy KHÔNG NÊN GỌI 30/4 LÀ NGÀY GIẢI PHÓNG!


Tôi không bình luận về đời  sống Văn hoá, Giáo dục, An sinh xã hội, vấn đề Nhân quyền, Tự Do ngôn  luận… trong nước vì chúng tôi rời VN hơn 4 thập niên, nhưng theo tin tức  thời sự quốc tế, bình luận về quốc nạn tham nhũng tại Việt Nam, như mới  đây ai đã cấp phép cho công ty Việt Á bán bộ xét nghiệm Covid 19. Họ bỏ  túi hàng ngàn tỷ, ăn trên xương náu và cả xác chết của người dân. Các  tướng quân đội tham nhũng lo làm kinh tế. Cảnh sát biển bán cát cho bọn  giặc Tàu xây các đảo nhân tạo ở Hoàng sa, Trường sa, Tàu cảnh sát biển  không ra khơi hoạt động bảo vệ ngư dân ngoài biển mà lấy xăng dầu bán  chia nhau:


Nguồn: nghiencuuquocte.org

https://soha.vn/da-co-bao-nhieu-tuong-canh-sat-bien-bi-bat-tam-giam-20220418155817383.htm


Hồi tưởng lại 30/4 dân  miền Nam làm sao quên được các nhà tù và trại cải tạo gian khổ, bị đánh  tư sản mại bản. Cán bộ ngoài Bắc vào cướp tài sản, đuổi người giàu đi  vùng kinh tế mới, con cái của người làm việc dưới chế độ VNCH bị kỳ thị  vì lý lịch khó có thể tiến thân vào đại học. Với chính sách ngăn sông  cấm chợ. Không phải chỉ có máu và nước mắt, những chiếc khăn tang trên  đầu người thiếu phụ trong thời kỳ chiến tranh, mà còn có máu và nước mắt  lúc chiến tranh đã kết thúc…những mẹ già, những vợ hiền phải tảo tầng  mưu sinh nuôi đàn còn thơ dại, phải nhịn ăn để có tiền đi thăm tù cải  tạo! Nhân dịp 30/4 chúng ta nên vinh danh mẹ già, những người vợ thật  tuyệt vời sống thủy chung, đảm đang gánh vác việc nhà gian khổ, lo dạy  con cái nên người, và đi thăm nuôi chồng trong nhiều năm dài tù đày. Nếu  không có những bà vợ đáng yêu như vậy nhiều người đã chết trong tù vì  bệnh tật đói khổ!


Từ đó xảy ra làn sóng vượt  biển tìm tự do, theo Cao Uỷ Tỵ Nạn có thể thống kê 50% người phải bỏ  mình trên biển trên đường bộ là một thảm trạng đau buồn mà chúng ta đã  trải qua. Tôi bị tập trung cải tạo được thả về vượt biển may mắn đến  được bến bờ tự do làm sao có thể quên được những tháng năm đau thương  cho đến ngày mang xuống truyền đài. Tôi nhắc lại không phải để hận thù  hay kỳ thị Nam-Bắc. Tôi luôn sống chân thật của một người dân được ảnh  hưởng văn hoá, văn minh của người miền Nam.


Nhiều tài liệu lịch sử lưu  giữ rõ ràng khách quan về tội ác của chế độ CS, nhiều sử gia đã phê  bình chế độ CS độc tài, trích dẫn tài liệu phơi bày về hiện tình đất  nước bên bờ vực thẳm! Nếu chúng ta phê bình với tinh thần xây dựng đất  nước, CSVN cũng không bao giờ lắng nghe, họ luôn cho chúng ta thuộc "thế  lực thù địch". Chúng ta không thể hoà hợp với chế độ CSVN.


Tôi tiếp xúc thế hệ sinh  sau năm 1975 trong nước họ không biết gì về lịch sử Việt Nam, chỉ biết  hưởng thụ theo xã hội vật chất, ăn nhậu suốt ngày đêm, và vô cảm…học để  có bằng hay mua bằng để loè thiên hạ cho vui…học mà không hành không thể  tìm việc làm. Sự hiểu biết của họ còn giới hạng, ngu ngơ mà dám phê  bình người Việt hải ngoại biểu tình hay tưởng niệm ngày 30/4…


Nhìn lại đời sống hai năm  qua vì dịch bệnh covid, ở Saigon, người dân tự giúp đỡ nhau qua những  bữa cơm từ thiện, mang từng gói thực phẩm tới tận nhà tặng cho các khu  bị cách ly…đủ thấy tâm tình người dân miền Nam biết chia xẻ nỗi khổ với  mọi người. Ngược lại ngoài Bắc làm gì có cữ chỉ đẹp như vậy?

Những  người trưởng thành dưới chế độ CSVN là con cháu các cụ tại miền Bắc, du  học các nước Đông Âu thời còn là cộng sản. Sau khi Đông Âu từ bỏ chế độ  độc tài cộng sản họ ở lại với xã hội Đông Âu mới theo chủ nghiã tự do  dân chủ, Họ lên tiếng phản biện, phê bình chế độ trong nước có các báo  online như: Đàn Chim Việt ở Ba Lan, Thời báo.de ở Berlin Đức.


Họ có những suy nghỉ chín  chắn đầy đủ về một góc nhìn, chứng tỏ lòng yêu nước thật tuyệt vời, với  những nhận định sâu sắc hiểu biết bày tỏ quan điểm chính kiến thời cuộc  hiện tại trước và sau với nỗi niềm trăn trở của hàng triệu người Việt  Nam. Cuối tuần qua thân hữu chuyển tôi bài viết của Nam Phong có quan  điểm về ngày 30/4. Tôi post lại để độc giả tham khảo.


- Tôi sinh ra và lớn lên  sau ngày 30/04. Trong khi phần lớn đất nước chìm trong khó khăn, hết  cuộc chiến này đến cuộc chiến khác, trong khi phần lớn người dân thiếu  ăn, thiếu mặc, đói khổ trong giai đoạn 1980-1990, thì tôi đã sống một  cuộc sống đầy đủ và sung túc, vì ông bà tôi là những đảng viên cao cấp  của Đảng Cộng sản Việt Nam.


Ông tôi là một người chân  thành và có niềm tin sâu sắc với lý tưởng cộng sản. Ông có một người chị  ở phía bên kia, và sau này di tản sang Mỹ. Ông không bao giờ liên lạc  với bà, và đó là nỗi ân hận lớn nhất trong những ngày cuối đời của ông.


Là một 'hạt giống đỏ" tôi  lớn lên với niềm tin chân thành về những gì được dạy dỗ, về lý tưởng  cộng sản với hình mẫu Pavel Korchagin - Hình mẫu chuẩn mực cho mọi thiếu  niên lớn lên dưới mái trường XHCN khi đó.


Vì vậy, sự kiện 30/04 đối  với tôi và các bạn tôi khi đó là một cái gì đó rất đẹp, rất anh hùng,  cũng rất vẻ vang. Với thế hệ chúng tôi, Việt Nam đã đánh bại siêu cường  số 1 thế giới làm "chấn động năm châu. rung chuyển địa cầu".


Nhưng sau sự kiện bức  tường Berlin sụp đổ, mẹ tôi trở về Việt Nam (vì là con của cán bộ cao  cấp, mẹ tôi và các bác, cậu của tôi đều lần lượt học ở Đông Đức, Liên  Xô, Bungari...).


Với những gì đã được chứng  kiến ở nước Đức và Đông Âu, mẹ tôi không tán đồng quan điểm với ông  tôi. Mẹ tôi từng kể với tôi rằng, những người bạn Đức của bà nói rằng  ''Mỹ là những người bạn tốt, cả thế giới muốn chơi với nó mà người Việt  Nam mày lại đuổi nó đi.''


Bà kể cho tôi về những  người Đức cộng sản và không cộng sản khi thống nhất đất nước đã ôm hôn  nhau như thế nào. Bà kể về những người lính biên phòng Đông Đức đã tự  sát chứ nhất định không bắn vào những người phía Đông muốn chạy sang  phái Tây như thế nào.


Đó là bước ngoặt trong suy  nghĩ của tôi! Mỹ mà tốt à? Tại sao người ở phía Đông lại chạy sang phía  Tây chứ không phải ngược lại? Thế giới của tôi bắt đầu có nhiều màu sắc  hơn, không còn chỉ có hai màu, cộng sản và phản động nữa.


Tôi bắt đầu tìm đọc những  tác phẩm viết về ngày 30/04/1975. Đọc những tác phẩm bị coi là "phản  động" ở Việt Nam. Các tác phẩm của Dương Thu Hương, Trần Độ, Vũ Thư  Hiên, Nguyễn Gia Kiểng...

Thông tin từ những tác  phẩm này đã khiến tôi mở to mắt. Ngày 30/04 làm gì còn người lĩnh Mỹ nào  ở Sài Gòn. Vậy sao còn gọi là kháng chiến chống Mỹ? Sao có thể gọi là  "giải phóng"?


Và tôi khóc thương cho số  phận dân tộc Việt. Khóc thương cho hàng triệu người Việt ở cả hai phía  đã ngã xuống trong cuộc chiến "huynh đệ tương tàn". Khóc thương cho cả  triệu người Việt vĩnh viễn nằm lại gữa biển khơi.


Và tôi khóc thương cho  lòng yêu nước nhiệt tình nhưng ngây thơ của người Việt đã bị các cường  quốc lợi dụng. Đất nước trở thành bãi chiến trường. Người Việt trở thành  sỹ tốt xung phong. Việt Nam thành bàn cờ, nhưng người chơi là người  Nga, người Trung Quốc và người Mỹ không phải là người Việt. Một bên  chiến đấu để "giải phóng" và "nhuộm đỏ thế giới". Một bên chiến đấu để  bảo vệ "thế giới tự do".


"Đại thắng mùa xuân" và  "giải phóng miền Nam". Đât nước thành một đống đổ nát, hoang tàn. Trường  Sơn thành một nghĩa trang khổng lồ.


Những người mẹ mất con.  Khăn trắng trên đầu trẻ thơ. Và một hết thương hằn sâu trong lòng dân  tộc. 46 năm rồi, bên chiến thắng vẫn ăn mừng, diễn binh, bắn pháo  hoa...bên ngoài vẫn là ngày quốc hận, ngày mất nước... vết thương dân  tộc còn rỉ máu. Mong một ngày nào đó, 30/04 trở thành ngày thống nhất,  một ngày lễ cho cả dân tộc. Tổ quốc treo cờ rủ quốc tang cho những người  đã ngã xuống ở cả hai phía.


Một tượng đài nhỏ thôi,  giản dị thôi nhưng tinh xảo. Và một nghĩa trang của những người lính ở  cả hai phía cho thế hệ trẻ có thể tỏ lòng thành kính cho những người đã  ngã xuống vì dân tộc. Hy vọng là như thế! Còn thống nhất lãnh thổ mà  không thống nhất được lòng người thì có ích gì? Nhất là giặc phương Bắc,  kẻ thù truyền kiếp đang trỗi dậy. Bài học mất nước của Hồ Quý Ly còn  đó…


Ngày 30/4 hằng năm tôi  thường tưởng niệm, cầu nguyện cho những người lính VNCH đã hy sinh cho  đất nước, dân tộc để bảo vệ tự do cho miền Nam, sử sách phải ghi công  nhớ ơn họ mãi mãi. Tôi cũng cầu nguyện cho những bạn trẻ miền Bắc bị  cưỡng bức đi nghiã vụ quạn sự theo lệnh của đảng CS bị hy sinh trên  chiến trường miền Nam được siêu thoát.


Nguyễn Quý Đại


bottom of page