top of page
Banner edge
Trang Ý Kiến 11.png
Trang Ý Kiến 2.png

Ý KIẾN

TÂM TÌNH

ST

Một tiết lộ đáng ngạc nhiên do Elizabeth H. Blackburn, người đoạt giải Nobel sinh học cho biết người ta sống THỌ chẳng do Ăn Uống hay Vận Ðộng mà nhờ vào sự giữ Tâm Lý Cân Bằng.


Nhà Sinh học từng đoạt Giải Nobel Sinh Học Elizabeth H. Blackburn này khám phá thấy trong cách giúp con người sống lâu trăm tuổi thì sự ăn uống điều độ chiếm 25%, các điều khác chiếm 25%, nhưng giữ được Tâm Lý Cân Bằng chiếm tới 50%.


Giữ Tâm Lý ổn định có ảnh hưởng tới 50% tuổi THỌ? Chúng ta phải làm sao?

Các nhà nghiên cứu tâm lý học nêu lý do: Khi người ta nổi giận đùng đùng thì hormone tăng áp lực xấu tới mức có thể giết chết một con chuột. Như vậy, hormone gây áp lực xấu hay còn gọi là hormone xấu rất có hại đến cơ thể. Hầu hết trong các bệnh ung thư, xơ cứng động mạch, cao huyết áp, loét hệ tiêu hóa, kinh nguyệt không đều...thường có từ 65 đến 90% những triệu chứng liên quan tới áp lực tâm lý. Vì thế chúng còn được cho là bệnh ảnh hưởng từ tâm lý.


Người cả ngày không yên, hay cáu kỉnh, lo âu thì áp lực hormone luôn ở mức cao, hệ miễn dịch gây cản trở khiến tuần hoàn máu huyết phải làm việc quá mức, sau một thời gian dẫn đến sự đến mỏi mệt.

Khi vui, não bộ tiết ra hormone tốt làm người ta cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Toàn thân nằm trong trạng thái tốt sẽ giúp các bộ phận trong cơ thể được khỏe mạnh cân bằng.


Trong đời sống hàng ngày ta nên làm sao để có được hormone tốt đồng thời giảm hormone gây áp lực xấu?


1. Nên sống có chủ đích rõ rệt để cố đạt mục tiêu.


Nghiên cứu mới nhất cho thấy khi người ta sống với chủ đích rõ rệt, càng muốn đạt mục tiêu thì càng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.


Vì trong đời sống sự đam mê quyết định tâm trạng con người và ý sống.


Người nỗ lực đạt mục tiêu có não bộ trong trạng thái thoải mái, phấn chấn nên thường dùng đầu óc, bộ óc nhờ được thúc đẩy luôn hoạt động sẽ đẩy lùi tuổi già.


Người trung niên khi đã về hưu nên đọc sách, tập khiêu vũ, vẽ tranh...để giữ não bộ luôn hoạt động.


2. Giúp đỡ người khác tạo niềm vui và có tác dụng trị liệu tốt.


Nghiên cứu cho thấy khi ta giúp đỡ người khác thì tỉ lệ bệnh giảm xuống 42% nhờ hành động giúp người khác đưa lại ổn định tinh thần và có thể giảm tỉ lệ tử vong xuống ít nhất dưới 30%.Vì khi tử tế với người khác hay làm việc thiện ta cảm thấy vui vẻ, tự hào, cơ thể giảm hormone gây áp lực xấu và tăng cường hormone tốt.


Các nhà tâm lý và bác sĩ thần kinh khuyên chúng ta nên giữ thói quen giúp đỡ người khác, một phương cách rất hay để phòng bị và chữa trị bệnh xuống tinh thần.


3. Gia đình hòa thuận là bí quyết sống lâu.


Hai nhà tâm lý học người Mỹ công bố nghiên cứu suốt 20 năm qua : trong mọi yếu tố quyết định sự sống điều quan trọng nhất là những “tương quan giữa người với người".


Họ cho rằng liên hệ giữa người với người còn quan trọng hơn ăn uống rau quả, hơn cả sự tập thể dục thường xuyên và lâu dài.


Liên hệ giữa người với người không chỉ giữa bạn bè mà còn bao gồm mọi liên hệ trong gia đình.


Vì thế, giữ gia đình hòa thuận, có bạn bè tốt là một trong những yếu tố quyết định tuổi thọ con người.

  4. Làm tốt sẽ gặp tốt.


Khi chúng ta vui vẻ với người khác, họ sẽ vui vẻ cùng chúng ta.


Bất luận giữa bạn bè hay trong khi trò chuyện, hãy luôn giữ nụ cười và cho đi niềm vui.


"Tinh thần không thoải mái đưa đến bệnh gan”


Có người đã làm thí nghiệm này: khi tách rời bộ phận một con vật nhưng giữ nguyên các tĩnh mạch gan và động mạch bụng thì ngay lập tức tim co bóp mạnh và tĩnh mạch máu ngưng làm việc, con vật từ từ chết, cho thấy rõ gan có liên hệ rất chặt chẽ với sự tuần hoàn lưu lượng máu.


Tinh thần không thoải mái, khi tức giận sẽ ảnh hưởng tới hoạt động gan, đưa đến tình trạng khô gan và khô máu.


5. Không tức giận thì sẽ không sinh bệnh.


Tinh thần là thể năng của con người, trong cuộc sống lắm bộn bề lo toan, áp lực tinh thần đương nhiên bị gia tăng, vì vậy mọi áp lực tinh thần đều ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người.


“Hiện nay, theo thống kê của Cơ quan Y Tế Thế Giới, hơn 90% mọi căn bệnh đều dính líu tới tinh thần.


Chúng ta chỉ cần giữ tinh thần thoải mái thì sẽ không mắc bệnh, không bị bệnh nặng, ít bệnh và còn kéo dài được thời gian còn lâu mới mắc bệnh.”


6. Tâm phải TĨNH, nhưng Thân phải ĐỘNG.


Dưỡng tâm, an tâm, cải tâm, và giữ tinh thần thoải mái...là phương pháp dưỡng sinh nhưng vì chẳng mấy ai quan tâm nên mới hiện ra "những bệnh tiêu hóa khó chữa", "bệnh viêm kinh niên” v.v..


Tâm Tĩnh thì Thân An, Thân An thì Mạnh Khỏe, Tâm An thì Bách bệnh tiêu trừ...


Hoạt động có thể sinh dương khí, đả thông âm khí, giúp tuần hoàn huyết mạch, làm bắp thịt khoẻ mạnh, gân cốt dẻo dai.


Tâm phải Tĩnh nhưng Thân phải Ðộng, giữ cho cân bằng, đó là Tam Ðại Pháp Bảo của tất cả mọi môn phái Dưỡng Sinh.


Trên thực tế, điều quyết định tuổi thọ con người không chỉ nhờ ăn uống và vận động mà còn là phải giữ sao cho tâm tính vui tươi.


Tâm thái tích cực thực vô cùng quan trọng.


ST


bottom of page