top of page
Banner edge
Trang Ý Kiến 11.png
Trang Ý Kiến 2.png

Ý KIẾN

TÂM TÌNH

(PB KIM PHƯƠNG VŨ)

Nhân ngày lễ cựu chiến binh "Veterans Day" tưởng nhớ những người đã đóng góp đời mình cống hiến cho quê hương: Nghĩ vế chiếc nón sắt của người lính cộng hoà.


Cho dù có một số người không thích chúng tôi nói về những điều này nhưng nó là một phần của lịch sử, của miền Nam VN, nên tôi vẫn muốn nhắc đến để tưởng niệm một quân đội, một chế độ, một thời huy hoàng của miền Nam.


Sự hy sinh của những chiến sĩ dù là phía bên nào vẫn phải được tôn trọng kính phục như nhau.


Khi nói về những người đối lập với mình có một số người dùng lời lẽ   mạt sát khinh miệt thiếu tôn trọng, và các bạn cũng biết đó là ai rồi. Chúng tôi không có thái độ như thế không phải chúng tôi là kẻ thua cuộc mà chúng tôi biết tôn trọng người đối lập và tôn trọng bản thân.


Mạt sát chửi rủa không làm mình tốt hơn, giỏi hơn. Tốt xấu, giỏi dở, cao thấp chỉ có tính tương đối thôi, tuỳ thuộc vào góc nhìn, vị trí đứng mà thôi!


Cái nón sắt của người lính là để bảo vệ người lính trong trận chiến, nên chất liệu và thiết kế bền vững chịu lực.


"Kiểu nón sắt quân đội miền Nam sử dụng là kiểu M1 của Mỹ được chế tạo theo tiêu chuẩn một cỡ duy nhất phù hợp cho mọi người.


Độ sâu của mũ khoảng 18cm,chiều rộng 24cm và chiều dài 28cm, khối lượng mũ khoảng 1,3 kg.


Nón có hai lớp.


Lớp bên ngoài của mũ là một vỏ kim loại còn gọi là " nồi thép ",phần ngoài của vỏ được sơn theo sắc phục của các đơn vị sử dụng.


Bên trong, lớp thứ nhì là một mũ bằng nhựa được chế tác bằng thứ nhựa đặc biệt tăng thêm độ cứng, từ đó gia tăng thêm mức độ an toàn cho người lính; phần vỏ phía trong bằng hợp chất nhựa này là hệ thống dây treo có thể điều chỉnh để phù hợp với kích thước các cỡ đầu người sử dụng.


Hệ thống dây trong nón nhựa là để đỉnh đầu không áp sát với nón nhựa, và có một khoảng cách nhất định...để đầu không bị nóng thái quá dưới ánh nắng.


Phần bên ngoài nón sắt có gắn thêm vào một băng cứu thương và được bao bằng một lớp lưới để giảm độ phản chiếu ánh sáng từ vỏ sắt hoặc để ngụy trang cây cối tùy theo địa hình khi tham chiến.


Người dùng nón có thể gắn thêm cành, lá cây để tăng mức độ ngụy trang, tránh sự quan sát của địch quân.


Chiếc nón sắt M1 được quân đội Mỹ sử dụng đến năm 1985, sau đó được thay thế bằng M1C và M2." (sưu tầm)


Trong chiến tranh hy sinh là điều không thể tránh nên khi người chiến sĩ hy sinh để lại kỷ vật có thể tại chiến trường hay được bạn chiến đấu mang về cho người thân, gia đình.


"Hỡi người chiến sĩ đã để lại

Cái nón sắt trên bờ lau sậy này

Anh là ai? Anh là ai? Anh là ai?..."

(lời bài hát "Người tình không chân dung")

https://youtu.be/EhfelsSaLkQ


Sau chiến tranh chiếc nón sắt do độ bền chắc nên còn được nhiều gia đình giữ làm đồ dùng mà phổ biến dùng làm cối giã cua nấu bún riêu.


Dù dùng làm gì đi nữa nó cũng hữu ích cho đời.


Nguồn fb Kim Phượng Vũ


bottom of page